CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ HAI TUẦN I MÙA VỌNG
TIN MỪNG: Mt 8,5-11
Noel Quesson - Chú Giải
BÀI ĐỌC 1: Is 4,2-6
Trong hai tuần đầu mùa vọng, giáo hội đề ra cho chúng ta suy gẫm về các sấm ngôn của Isaia. Isaia là một trong các chừng nhân lớn về niềm mong đợi Thiên sai. Ngài sống vào tám thế kỷ trước Chúa Giêsu. Ngài cư ngụ tại Giêrusalem, thủ đô của nước Đức. Ngài đã thấy vương quốc phương bắc là Samaria dưới sức tiến công của người Assyria. Vậy trong cảnh huống lịch sử của một tai họa tiềm ẩn và vị ngôn sứ loan báo niềm hy vọng về một Đấng Thiên Sai sẽ mang lại an bình.
Ngày ấy, dòng dõi Chúa sẽ trở nên huy hoàng, vinh quang, hoa màu trên đất sẽ dồi dào, và số người trong dân Israel được giải phóng sẽ nhảy mừng.
Lời tiên báo lạ lùng.
Đấng Thiên Sai được trình bày như một “chồi lộc” một tiềm lực sự sống, khởi đầu của một tiến trình sống động sẽ triển nở… Chúa Giêsu sẽ nói tới “một hạt giống nhỏ bé phát triển thành cây lớn”. Vậy Đấng Thiên Sai cùng một lúc là Chúa Giêsu và Giáo Hội, là Chúa Giêsu và sự sống xuất phát từ Người, Chúa Giêsu như chồi lộc của mọi sự sinh ra từ Người. Lạy Chúa, xin cảm tạ. Sự sống con đến từ Chúa!
Đấng Thiên Sai cũng được trình bày như “hoa màu trên đất”: đây không phải là một “xác thể xa lạ” từ trời rơi xuống…đúng hơn, đây là thành quả của m,ột sự đâm chồi chậm chạp và lâu dài. Cả một dân tộc đã chuẩn bị và đợi chờ Người. Và từ ngày đầu của mùa vọng này, chúng ta chiêm ngưỡng cự chuẩn bị nơi tấm lòng và thân xác của Đức Maria. Đến lượt tôi, tôi sẽ phải làm gì để chuẩn bị cho Chúa Kitô đến?
Những ai còn sống lại ở Sion và còn sống sót ở Giêrusalem sẽ gọi là Thánh.
Vinh quang của Vua tương lai sẽ chỉ được mặc khải cho số nhỏ những người thoát khỏi tai biến… cho số nhỏ những người sống sót còn lại.
Vậy, phải cố đứng vững, cố sống sót. Đời sống người Kitô hữu không phải dễ dàng: đúng hơn đây là một sự sống sót sau ca mổ. Phải bám lấy sự sống, kiên trì, tranh đấu chống lại các lực lượng thù nghịch.
Đối với tôi Mùa vọng này có phải là dịp để gắng sức, để tự ý đi đến một vài quyết định thuộc về sự sống kitô giáo không?
Khi Chúa đã dùng thần trí thẩm xét và thiêu đốt mà tẩy bỏ những tồi bại của các thiếu nữ Sion, và đã tẩy rửa Giêrusalem cho sạch những vết máu…
Các viễn tưởng về hạnh phúc và vinh quang thiên sai sẽ chỉ hiện thực sau thử thách để thanh tẩy.
Ở đây chúng ta thấy sự chọn lựa nền tảng của Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Rôma: chính Chúa cứu rỗi… không phải loài người “tự” cứu mình… Chúng ta rõ rệt hướng về một tôn giáo “cứu rỗi do Thiên Chúa ban” tôn giáo đề cao uy quyền của Thiên Chúa.
Một cách tổng quát, con người thời nay hướng về chủ nghĩa ý chí, khắc kỷ: tự cứu rỗi mình, nhờ lòng dũng cảm riêng mà chinh phục giá trị riêng cho mình? Nhưng chúng ta biết rằng thái độ này là hư ảo.
Lạy Chúa ! Xin làm cho chúng con nên những người biết tiếp nhận: hãy tẩy rửa chúng con… hãy thanh luyện chúng con… Hãy làm cho chúng con nên sẵn sàng với cuộc hối cải mà Chúa muốn thực hiện trong chúng con.
Lúc đó, Chúa sẽ đến trên khắp miền núi Sion và những nơi kêu cầu người, như đám mây… (như) một phương du và một lều vải để che khỏi sức nóng ban ngày, để làm nơi an toàn trú ẩn khỏi giông tố và mưa sa.
Đây là lời loan báo việc phục hồi Giêrusalem sau cơn tàn phá : một hạnh phúc, một an bình, một thiên đàng. Đấng Thiên Sai mang lại một sự triển nở mới. Tôi có vui giữ đạo không ? Một niềm vui sẽ xây dựng từ từ qua thử thách.
Bài đọc II - Tin Mừng: Mt 8,5-11
Tin Mừng Mùa Vọng, được trích ra từ nhiều thánh sử và được tuyển chọn nhằm trình bày cho ta một cảnh “chờ đợi”.
Trước Chúa Giêsu, người ta đã chờ đợi, ước mong, ngóng vọng một cứu Chúa.
Chúa Giêsu đến đáp ứng thỏa đáng và thanh luyện sự ngóng đợi này.
Ngày nay, chúng ta luôn mong chờ công cuộc thực hiện trọn vẹn ơn cứu độ, hạnh phúc, Nước Trời. Hàng triệu người luôn chờ đợi, vì chưa gặp được Chúa Kitô, không biết Ngài hiện diện, không rõ những gì Ngài có thể mang đến cho họ.
Trong mùa vọng này, kinh nguyện của chúng ta phải trở nên một lời kinh của “mong ước”, một lời kinh “truyền giáo”.
Chúa Giêsu vào thành capharnaum thì có một viên đại đội trưởng đến gần người và xin…
Lạy Chúa, không phải đã lựa chọn cuộc gặp gỡ này, khi Chúa vào thành. Con người đó ra mắt, cách bất ngờ, đột ngột… không ai hay biết! Tuy nhiên, do ơn thiêng, Thiên Chúa đã hiện diện trong tâm hồn ông để thôi thúc ông bước tới.
Một viên đại đội trưởng thuộc đoàn quân xâm lược! Ơ Palestine, người ta coi thườngnhững người Rôma. Đó là những người dân ngoại, những kẻ áp bức. Khi thấy họ qua đường, người ta thường quay đầu lại.
Do đó, người dân ngoại này, ước muốn, trong đợi chờ… Ông ta đến với Chúa Giêsu. Lạy Chúa, xin giúp con biết dùng đức tin chiêm ngắm thế giới ngoại giáo này, đang hiện diện chung quanh con, đang sốngtrong chờ đợi.
Lạy Thầy, thằng nhỏ của tôi đau nằm ở nhà, nó bị tê liệt và đau đớn lắm.
Ngưng người dân ngoại, và tất cả những kẻ chưa khám phá ra đức tin, đôi khi lại tốt hơn chúng ta. Người lính Rôma này có thái độ tế nhị đáng cảm phục. Không những không ghét bỏtên gíup việc của mình, ông còn yêu quí hắn, bước tới gặp gỡ Chúa vì hắn.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết chú ý đến những đức tín nhân bản, những giá trị được mọi người đã sống. Lạy Chúa, khi nghĩ đến ngày sống hôm nay của con, đến những người mà con sẽ tiếp gặp, con xin tạ ơn Chúa, vì những đức tín của họ, hoa quả của hồng ân Chúa.
Lạy Thầy, tôi không đáng được Thầy vào dưới mái nhà tôi, nhưng xin thầy chỉ phán một lời, thì thằng nhỏ của tôi sẽ lành mạnh.
Đó là một thái độ đức tin! Chúa Giêsu sẽ nhận biết ngay. Đó không phải là lời xin kiêu căng, có tính yêu sách, đòi hỏi, muốn áp đặt. Ong ta trở nên hoàn toàn thấp kém. Ong chỉ nêu trường hợp của mình. Lạy Chúa, xin ban cho con thái độ khiêm hạ của viên đại đội trưởng: “Lạy Thầy, tôi không đáng được Thầy vào dưới mái nhà tôi”.
Ta không thấy một lòng tin mạnh mẽ như vậy trong Israel. Ta cũng nói cho các ngươi biết rằng nhiều người từ phương đông và phương tây, sẽ đến dự tiệc cùng Abraham, Isaac và Giacop trong Nước trời.
Chúa Giêsu đã nghĩ tới mọi người “sẽ đến”, tới mọi người còn sống trong chờ đợi. Đối với người, không dành đặc ân cho chủng tộc, hay nền văn hoá nào. Mọi người từ khắp nơi, đều được mời gọi lên đường bước tới.
Tôi có một tâm hồn “phổ quát” như Chúa Giêsu không? Một tâm hồn “truyền giáo” không?
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
Đức Giêsu chữa đầy tớ một đại đội trưởng.
HOÀN CẢNH: Mt 8,5-11
Xong bài giảng trên núi, Đức Giêsu đi vào thị trấn Ca-phác-na-um và ở đây, Người chữa lành bệnh cho một đầy tớ của viên đại đội trưởng.
Ý CHÍHH:
Bài Tin Mừng này ghi lại câu chuyện Đức Giêsu chữa lành bệnh cho người đầy tớ của viên đại đội trưởng, để trình bày về sứ vụ cứu thế của Đức Ki-tô cho cả những lương dân có lòng tin nữa.
TÌM HIỂU:
5“Có một viên đại đội trưởng đến gặp Người …”:
Viên đại đội trưởng là người ngoại quốc, nhưng rất thực tình với người Do Thái và ông đã giúp tiền xây hội đường Ca-phác-na-um. Cảm phục vì tấm lòng tốt đó, người Do Thái đã giới thiệu và xin Đức Giê-su giúp đỡ ông.(Lc 7,1-3).
6-9“Thưa Ngài, tên đầy tớ tôi bị tê bại …”:
Niềm tin của viên đại đội trưởng :
- Niềm tin được thể hiện bằng việc làm : Ông đã đến xin Đức Giêsu chữa bệnh cho đầy tớ của ông. Vì xin ai điều gì thì tin người đó có, và sẵn lòng cho điều mình xin.
- Một niềm tin mạnh mẽ: Ông đã xin Đức Giêsu chữa bệnh từ xa. Chứng tỏ ông đã tin vào chính bản thân của Chúa hơn là việc người làm; và đó là đức tin đích thực. Đức tin này được biểu lộ cách khiêm nhường vì :
+ Ông là người vừa có địa vị, vừa có chức quyền, nhưng lại đến xin đức Giêsu là người Do Thái, một người chẳng có địa vị gì trong xã hội.
+ Ông đã tự xưng mình không đáng được Đức Giêsu đến nhà, vì luật Do Thái cấm tiếp xúc với người lương, nhưng nhất là vì ông khiêm tốn và cảm phục trước thế giá của Đức Kitô.
10 “Nghe vậy, Đức Giêsu ngạc nhiên …”:
Đức Giêsu ngạc nhiên , vì người ngoại kiều này chẳng hề biết Người, thế mà lại tin tưởng cách mạnh mẽ như vậy, và Người đã không tìm thấy được lòng tin nào như thế nơi những người Do Thái, là những người đã từng lắng nghe lời Người giảng và chứng kiến những phép lạ Người làm.
` 11 “Tôi nói cho các ông hay …”
Đức Giêsu khen ngợi đức tin mạnh mẽ của viên đại đội trưởng, đồng thời cũng loan báo trước cho người do Thái biết nhiều người trong chư dân thiên hạ sẽ được ơn cứu độ, gia nhập Nước Trời. Lời loan báo của Chúa Giêsu có giá trị :
- Sửa sai quan niệm hẹp hòi của dân Do Thái về ơn cứu độ. Họ cho rằng chỉ có người Do Thái mời được ơn này (Ga 22,18).
- Nêu cao đạc t1in phổ quát ơn cứu độ của Đức Kitô, ơn gọi muôn dân đáp lại tình yêu thương của Thiên Chúa, không dựa trên tư cách nào thuộc phạm vi luân lý hay tế tự theo điều kiện của Do Thái giáo, nhưng dựa trên tư cách là con cái Thiên Chúa, tức là tin nhận Đức Giêsu Kitô là Đấng Cứu Thế.
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:
Bài Tin Mừng hôm nay khơi dậy nơi chúng ta những nhận thức và áp dụng sau đây :
1. Nhìn và Chúa Giêsu:
a) Xem việc Chúa làm:
+ Chúa đến nhà viên đại đội trưởng là dân ngoại, để chữa bệnh cho gia nhân của ông.
Chúng ta cần gạt bỏ những bức vách ngăn cách do con người tạo nên về tôn giáo, văn hóa, xã hội, địa vị, nghề nghiệp, phe nhóm… để dễ dàng đến với bất cứ ai vì nhu cầu của đời sống tự nhiên và nhất là đời sống siêu nhiên.
+ Chúa Giêsu chứng kiến, ngạc nhiên và khen ngợi đức tin mạnh mẽ của viên đại đội trưởng.
Trong đời sống xã hội cũng như cộng đoàn, chúng ta cần biết nhạy cảm trong tinh thần khách quan và công bằng, nhận ra những cái hay, cái phải, cái tốt của tha nhân để cảm phục và bắt chước, tránh thái độ hẹp hòi, cục bộ, mặc cảm, yên trí đến bất công, khiến chúng ta xa cách tha nhân.
b) Nghe lời Chúa nói:
- “Chính tôi sẽ đến chữa nó”:
Chúa cũng nói với chúng ta lời này khi kêu xin Người cứu giúp ai, nhưng chúng ta cần phải có đức tin mạnh mẽ vào thế giá của Chúa, như đức tin của viên đại đội trưởng.
- “Tôi không thấy một người Ít-ra-en nào có lòng tin nh7 thế”:
Chúa khiển trách chúng ta, là Kitô hữu mà không có đức tin đơn sơ, khiêm nhường và mạnh mẽ.
- Từ Phương đông Phương tây, nhiều người sẽ đến dự tiệc cùng tổ phụ …”:
Chúa chỉ cho chúng ta nhận biết về tính phổ quát của Nước Trời, để thúc giục chúng ta đi rao giảng Nước Trời cho hết mọi người, đặc biệt cho anh chị em lương dân đang sống chung quanh chúng ta.
2. Nhìn vào viên đại đội trưởng:
- Ông này đã biểu lộ một niềm tin đơn sơ, sâu sắc và tự phát, làm cho Chúa Giêsu phải thán phục.
Khi cầu nguyện, chúng ta cũng phải biểu lộ một đức tin đơn sơ, khiêm nhường , sâu sắc và tự phát như vậy, thì lời cầu nguyện của chúng ta mới hiệu nghiệm.
- Noi gương niềm tin mạnh mẽ của viên đại đội trưởng, chúng ta ý thức về lời tuyên xưng của chúng ta trước khi rước lễ : Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con, nhưng xin Chúa phán một lời, linh hồn con liền sạch.
Chúng ta tin tưởng Chúa đang ở giữa chúng ta trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt trong bí tích Thánh Thể; chúng ta ao ước được Chúa ngự và tâm hồn để chữa lành tội lỗi, để hướng dẫn chúng ta theo đường lối của Chúa.
- Viên đại đội trưởng có uy quyền trong xã hội, nhưng trước mặt Chúa Giêsu, ông tỏ ra khiêm nhường và thán phục Chúa.
Dù ở địa vị nào, chức vụ gì đi nữa, chúng ta cũng phải khiêm nhường trong mọi lức, nhất là khi đến với Chúa trong những công việc đạo đức, những khi cầu nguyện với Chúa.
- Viên đại đội trưởng không xin cho bản thân, nhưng xin cho người nhà.
- Noi gương ông, chúng ta cần quảng đại và nhạy cảm trước những nhu cầu của tha nhân để cầu nguyện cho họ, chứ không chỉ cầu nguyện cho mình.
3. Bước vào bầu khí và tâm tình Mùa Vọng, chúng ta cần xét lại những tư tưởng hẹp hòi, các hoạt động vụ hình thức, lối sống tình cảm ấu trĩ, những thói hư buông thả, dễ dãi của tập quán máy móc để chúng ta dễ dàng tin nhận và đón Chúa đến trong ơn thánh.